Bánh tét, hay có nơi còn gọi là bánh đòn, là một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Nam và một phần miền Trung trở vào.
Bánh tét và bánh chưng có rất nhiều điểm tương đồng về nguyên liệu và cách chế biến, chỉ khác là bánh tét được gói bằng lá chuối thay vì lá dong, và có hình trụ dài thay vì hình vuông như bánh chưng của người miền Bắc.
Bánh tét và bánh chưng có nhiều điểm tương đồng về nguyên liệu và cách chế biến.
Ngày nay, có rất nhiều truyền thuyết về sự ra đời của đòn bánh tét với nhiều dị bản khác nhau. Một trong số những truyền thuyết được đề cập nhiều nhất có liên quan tới sự kiện vua Quang Trung đánh đuổi quân Thanh xâm lược vào dịp Tết năm Kỷ Dậu 1789.
Tương truyền để có thể tạo được cuộc tiến công thần tốc từ Thuận Hóa ra đến Thăng Long, đạo quân gồm 7 vạn binh lính của Quang Trung phải thực hiện cuộc hành quân ngày đêm không nghỉ.
Quân đội được chia thành từng tổ, mỗi tổ 3 người, mang theo một cái cáng. Cứ thế một người nằm nghỉ và ăn uống trên cáng thì 2 người còn lại sẽ gánh đi suốt dọc đường, đến giờ lại thay phiên nhau một người nằm nghỉ thì hai người sẽ cáng đi.
Để đảm bảo lương thực cho quân lính, vua Quang Trung cho người nấu bánh chưng, nhưng lại thay đổi hình dạng của bánh chưng miền bánh thành hình đòn như bánh tét miền Nam ngày nay để tiện mang theo, không cồng kềnh, không phải dừng lại nấu nướng.
Tuy nhiên, bánh tét có hình trụ dài và được gói bằng lá chuối thay vì lá dong như bánh chưng.
Lại có câu chuyện khác, cho rằng sau khi đánh đuổi thành công 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi, vua Quang Trung cho quân lính nghỉ ngơi dưỡng sức. Trong số quân sĩ, có một anh lính được người nhà gửi cho món bánh làm bằng gạo nếp, trong có nhân đậu xanh, ngoài gói bằng lá chuối, hình dạng như bánh tét ngày nay.
Nhân bánh tét có hai loại: nhân mặn (thịt heo) hoặc nhân ngọt (đậu xanh, chuối chín)
Anh lính đem bánh lên dâng Quang Trung ăn thử. Vua ăn thấy ngon, bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể, bánh do người vợ tần tảo ở quê nhà làm cho chồng đi chinh chiến. Mỗi lần ăn bánh, anh lính lại càng nhớ vợ, nhớ nhà da diết.
Lâu dần theo thời gian, bánh Tết được đọc trại thành bánh tét như ngày nay.
Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết, nhằm ghi nhớ chiến thắng giặc Thanh vào mùa xuân và thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết mỗi độ xuân về. Bánh Tết sau này được đọc trại đi thành bánh tét như ngày nay.
Ngọc Quyên (tổng hợp)
● MÁCH NHỎ:
Quý khách có thể tham khảo chương trình chi tiết tại Website: www.saigontourist.net. Hotline 1900 1808.